Tham gia góp tin trên mạng Wikipedia, thanh niên trẻ bị đe doạ và tấn công bạo lực

TỪ MỘT “BIẾN CỐ” TRÊN SÂN CHƠI WIKIPEDIA TIẾNG VIỆT

Vào ngày 17/12/2017, một thanh niên trẻ có nick Facebook là Linh Phan cho biết anh bị Bảo quản viên của Wikipedia tiếng Việt chặn vĩnh viễn bởi vì có báo cáo tài khoản của anh là “Phá hoại” vì… “vào Wikipedia chỉ 1 mục đích tuyên truyền về PLC (Pháp Luân Công)” và “liên tục sao chép copy vi phạm bản quyền”

Theo như những gì Linh viết trên trang cá nhân của mình, thì Bảo quản viên tên là Alphama của Wikipedia tiếng Việt đã “xử oan” khi cấm vĩnh viễn tài khoản “Rakhoi 8x” của Linh vì không có bất kỳ quy định nào của Wikipedia quy định vào diễn đàn góp tin thì phải đóng góp nhiều chủ đề, ai hiểu biết về lĩnh vực nào thì viết về lĩnh vực đó không giới hạn hay ra chỉ tiêu về số chủ đề đóng góp. Đồng thời Linh cho biết đã bị Alphama vu mình cho “tội” vi phạm bản quyền trong khi anh không có bất kỳ vi phạm nào về bản quyền trong quá trình góp bài.

Bất bình với cách xử lý không minh bạch của bảo quản viên Alphama trên Wikipedia tiếng Việt, anh Linh Phan đã làm một “đơn chống án” gửi Hội đồng trọng tài của Wikipedia yêu cầu các thành viên quản trị khôi phục lại tài khoản của mình và Linh đã công khai sự việc này trên mạng xã hội trang cá nhân của anh.

17/12/2017: Anh Linh Phan, một người dùng Facebook đăng một bài viết kể lại câu chuyện anh “chống án” đối với Wikipedia, bày tỏ quan ngại về lực lượng DLV muốn định hướng bài viết trên Wikipedia tiếng Việt (Nguồn: Facebook Linh Phan)

Trong bài viết của mình, Linh Phan có đề cập đến mối nghi ngờ về hiện tượng dư luận viên (DLV) được đào tạo bài bản và trả lương để xâm nhập vào hàng ngũ bảo quản viên của Wikipedia vốn đã được cảnh báo từ nhiều năm trước. Và theo Linh Phan, mục đích của DLV để lan truyền thông tin không đúng sự thật mà trong trường hợp này là bôi nhọ Pháp Luân Công, chủ đích kích động thù hận.

Sau đó 3 ngày, vào ngày 20/12/2017, Linh cho biết một bảo quản viên lâu năm khác của Wikipedia tiếng Việt đã khôi phục lại tài khoản Rakhoi 8x để Linh tiếp tục hoạt động trên Wikipedia tiếng Việt.

Những tưởng sự việc sẽ dừng lại ở đó, Linh Phan sẽ lại tiếp tục đóng góp tin tức cho Wikipedia tiếng Việt sau “biến cố” bị đội Bảo quản viên hiểu lầm do một báo cáo sai sự thật… nhưng những điều bất thường và đáng lo ngại bắt đầu xảy ra một cách có hệ thống cho thấy những dấu hiệu báo động rằng vụ việc thành viên Rakhoi 8x bị “xử ép” bởi Bảo quản viên Alphama trên Wikipedia tiếng Việt không còn là câu chuyện về khẩu khí của những cuộc bút chiến trên mạng bách khoa toàn thư phổ thông này nữa…

Giai tan dam dong
“Bút chiến” trên Wikipedia được cho là lên đến đỉnh điểm khi Alphama bị yêu cầu cung cấp dẫn chứng về khái niệm “giải tán đám đông” trong mạch thảo luận về các vụ việc cản trở người dân tập luyện Pháp Luân Công ở Việt Nam, tuy nhiên không có căn cứ dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho khái niệm này. Trong khi đó, Rakhoi 8x dẫn nguồn từ RFA & BBC nhận định hành động này là “sách nhiễu” (Nguồn: Wikipedia – Trang thảo luận)

BỊ ĐE DOẠ ĐÂM CHẾT SAU KHI TÀI KHOẢN WIKIPEDIA ĐƯỢC KHÔI PHỤC TRỞ LẠI

Sau 4 giờ kể từ khi Linh Phan đăng thông báo cho biết đơn chống án của anh gửi cho Hội đồng trọng tài Wikipedia tiếng Việt đã được giải quyết, anh bất ngờ nhận được một lời đe dọa từ một người lạ có tên là Chương Thụy, mà nhìn tài khoản Facebook thì không thể xác minh được danh tính người này (hiện tài khoản đã vô hiệu hóa).

Nội dung của lời đe dọa này nguyên văn là “Cẩn thận có ngày tụi tao đâm chết mày đấy!”.

Can than tui tao dam may
Tin nhắn đe dọa Linh Phan từ một tài khoản Facebook ảo: “Cẩn thận có ngày tụi tao đâm chết mày đấy !” (Nguồn: Facebook Linh Phan)

Nhận thấy tính chất nguy hiểm của tin nhắn khủng bố này, Linh Phan quyết định sẽ trình báo với cơ quan Công an đầu đuôi vụ việc. Trong đơn, Linh cho biết sở dĩ anh hết sức cảnh giác với những lời đe dọa hay những dấu hiệu của việc tấn công bạo lực nhắm vào bản thân bởi vì anh và những người bạn học Pháp Luân Công của mình từng là nạn nhân của những vụ mưu sát bất thành. Trong vụ mưu sát cách đây 5 năm, anh Linh đã bị đánh chảy máu đầu bởi những kẻ lạ mặt ở một khu đất trống ở phường Linh Tây, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh và trong một vụ khác thì bạn của anh Linh – chị Xuân Hương đã bị côn đồ đánh ngất xỉu tại công viên Tao Đàn, TPHCM. Khi anh và bạn của mình bị tấn công, tất cả đều đang tập luyện Pháp Luân Công ở ngoài trời.

Trong bối cảnh vụ án mưu sát hụt cách đây nhiều năm vẫn chưa được làm rõ, theo tôi, quyết định đi trình báo với chính quyền Công an khu vực về việc bản thân bị đe dọa khủng bố “đâm chết” và yêu cầu sự bảo vệ từ lực lượng chức năng là việc làm đúng, nhất là khi theo như Linh cho biết trong đơn vụ việc anh bị tấn công bạo lực trong quá khứ vẫn chưa được sáng tỏ. Trong đơn trình báo của mình, anh Linh cũng đưa ra mối nghi ngờ đối với Phòng 610 phục vụ cho chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đứng đằng sau những hoạt động bạo lực nhắm vào những người dân tập Pháp Luân Công.

11/01/2018: Linh Phan đăng ghi chú cho biết anh đã trình báo công an ngay khi bị dọa giết trên Facebook (Nguồn: Facebook Linh Phan)

BỊ HÀNH HUNG KHI NỖ LỰC CẦU CỨU NGAY TRONG ĐỒN CÔNG AN (!)

Điều đáng nói là việc Linh Phan bị báo cáo vu khống trên bách khoa toàn thư mạng Wikipedia, bị đe dọa nặc danh khi nhận được sự giải quyết của Ban quản trị Wikipedia…chưa phải là những diễn biến gay cấn nhất của câu chuyện.

Trong lúc anh Linh Phan đi trình báo về vụ việc và bày tỏ sự lo ngại của mình đối với thế lực theo dõi, khủng bố anh một cách có hệ thống, liên hệ với những cuộc tấn công đẫm máu trong quá khứ nhắm vào mình thì Linh lại tiếp tục bị hành hung. Trớ trêu hơn cả, Linh bị tấn công ngay trong cơ quan Công an Quận 9, TPHCM và ngay trong buổi làm việc trình báo của mình. Nghiêm trọng hơn nữa là trong số những người tham gia vào vụ án này có cả một cán bộ an ninh mà Linh nhớ mặt, khiến cho mối quan ngại về tình hình an ninh trở nên đáng báo động hơn bao giờ hết.

img_1840
12/01/2018: Sau khi đăng đơn trình báo về việc  bị dọa giết thì ngay hôm sau, Linh Phan đã đăng tiếp là đơn thứ hai tố giác việc anh bị hành hung trong khi đang trình báo về lá đơn thứ nhất ở Công an Quận 9, TPHCM (Nguồn: Facebook Linh Phan)

Trước những diễn biến hết sức nguy hiểm của sự việc, chắc chắn yêu cầu làm rõ về một “tổ chức bí ẩn” với những hoạt động nhắm vào chủ đích phá hoại Pháp Luân Công bất chấp cả những thủ đoạn khủng bố tinh thần và thể xác người dân từ cách đây 5 năm sẽ cần được xem xét nghiêm túc. Cũng theo Linh Phan, anh đã nhận được thư mời làm việc với Thanh tra Công an Quận 9, TPHCM để trao đổi về đơn trình báo anh gửi và buổi làm việc căn cứ theo thư mời đã diễn ra vào sáng 13/01/2018 vừa qua.

Thu moi.jpg
Thư mời của Ban Chỉ Huy Công An Quận 9, TPHCM cho thấy sự việc nghiêm trọng đang xảy ra với nạn nhân là anh Linh Phan đang được cơ quan chức năng xứ lý (Nguồn: Facebook Link Phan)

Cho đến nay, chưa từng có bất kỳ kết luận nào của cơ quan chức năng ở Việt Nam về “kẻ chủ mưu” đứng sau những hành động tấn công diễn ra có hệ thống nhắm vào người dân học Pháp Luân Công dù nhiều vụ việc đã được trình báo. Các học viên Pháp Luân Công bị tấn công đều cho biết về mối nghi ngờ tổ chức bí ẩn điều khiển các cuộc tấn công này là Phòng 610 (ĐCSTQ) đang hoạt động phi pháp tại Việt Nam. Phòng 610 được biết đến với những hoạt động phá hoại Pháp Luân Công ở các quốc gia có Đại sứ quán và Lãnh sự quán Trung Quốc. Tổ chức này không hoạt động công khai mà thông qua các thủ đoạn lừa dối và thao túng các cá nhân, tổ chức địa phương để tuyên truyền bất lợi phá hoại Pháp Luân Công nhằm thực hiện chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công do Giang Trạch Dân phát động ra ngoài phạm vi Trung Quốc.

Trong câu chuyện này, dù muốn hay không muốn, hành động đánh người đang cầu cứu diễn ra ngay tại chính trụ sở Công an Quận đã không còn “bí ẩn” nữa và đó là những việc làm ngang nhiên hãm hại người vô tội, coi thường công lý không thể chấp nhận được. Nếu như tất cả những hoạt động từ đe dọa trên mạng xã hội cho đến khủng bố tinh thần, hành hung thể xác ngoài đời nhắm vào Linh Phan trong những năm qua được chứng minh là một phần chương trình của Phòng 610 (ĐCSTQ) thì rất có thể lời giải cho những vụ mưu sát Linh Phan bất thành từ 5 năm trước nói riêng và hàng loạt cuộc tấn công ác ý nhằm vào người dân học Pháp Luân Công ở Việt Nam nói chung thời gian qua sẽ được làm rõ. Khi đó, người dân Việt Nam sẽ không còn phải lo lắng chỉ vì họ tập luyện hay ủng hộ Pháp Luân Công nữa. 

Sự kiện Linh Phan bị tấn công trong đồn Công an vào đầu năm 2018 đã khơi lại cuộc mưu sát bất thành cách đây 5 năm  


Link tham khảo:

Nội dung thảo luận đóng góp cho bài Pháp Luân Công tại Việt Nam trên Wikipedia, nơi khởi nguồn của những “biến cố” và khơi lại sự việc từ 5 năm trước mà cho đến nay vẫn chưa được làm rõ:

Wikipedia: Pháp Luân Công tại Việt Nam

Wikipedia – Trang Thảo luận: Pháp Luân Công tại Việt Nam

17 Comments

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.